Quan Thuật

Chương 3: Con đường khó đi.



Thực ra trong lòng Tần Chí Minh cũng rõ, cái thôn đập Thiên Thủy đó quả thật là một khúc xương khó nhằn. Nếu không thì một ‘chiếc bánh to’ rơi xuống như vậy, trong khi tất cả nhân viên, phó chủ nhiệm, chủ nhiệm ở thị trấn Lâm Tuyền cộng lại cũng phải đến vài chục người, tại sao lại chẳng có ai dám đứng lên nhận cơ chứ? Bởi vì nơi đó quả thật rất đáng sợ, dùng từ ‘khủng khiếp’ để hình dung thì cũng chưa diễn tả hết được.

Hơn nữa lần này lại thêm việc chủ tịch Ngô treo cổ tự tử, khiến cho mọi người tự nhiên lại đem việc ông ta tự tử gắn với tình hình phức tạp tại đập Thiên Thủy. Mà nói không chừng cái chết của chủ tịch Ngô có liên quan đến đập Thiên Thủy thật, do đó lại càng chẳng có ai dám tiếp nhận ‘quả bom’ này.

Đập Thiên Thủy nằm ở vị trí cao hơn một nghìn mét so với mặt nước biển. Vì phía trên có một cái đập nước rất lớn, nên mới gọi là đập Thiên Thủy. Nằm cách thị trấn Lâm Tuyền khoảng ba mươi cây số.

Khoảng cách đó cũng không phải là quá xa, chủ yếu là bởi vì đến nơi đó chỉ có một con đường bùn đất nhỏ rộng chỉ khoảng năm mét. Nghe nói được làm từ hồi xây dựng đập Thiên Thủy vào thời kỳ những năm sáu mươi. Trải qua mấy chục năm bị sụt, lún … thì con đường này đã trở nên không còn bộ dạng gì nữa.

Những đoạn đường ngoằn ngoèo như đường rắn bò, gọi là con đường bùn đá, nhưng thật ra chẳng mấy khi bắt gặp đá vụn trên đường, mà hầu như đều là bùn đất Trời nắng đi xe trên con đường này thì giống như đang ngồi trên kiệu. Còn trời mưa thì hầu như là không dám đi, bởi vì mặc dù xe đã được hãm nhưng bánh xe vẫn có thể bị trượt đi vài mét, nếu không cẩn thận thì chắc chắn sẽ bị lộn xuống vực sâu hơn ngàn mét mà trở thành liệt sĩ. Liệt sĩ tuy nói là được nhận tiền trợ cấp, nhưng xuống âm phủ rồi thì cũng đâu thể hưởng thụ được.

Thêm nữa , con đường cũng không hề thông suốt, đoạn thì quanh co đoạn thì khúc khuỷu, thỉnh thoảng những hòn đá to lại rơi từ vách núi, đập xuống như trời giáng, nếu không cẩn thận thì xe bị đập hỏng, người thì tử vong. Đến ngay như đi bộ đến thị trấn Lâm Tuyền thỉnh thoảng cũng có người bị đá rơi trúng mà bị thương, một lượt đi về chắc cũng phải mất gần năm tiếng đồng hồ.

Bởi vì trên con đường này có quá nhiều các gò nhỏ chắn ngang giữa đường, vì vậy mà chi phí để sửa chữa thì vô cùng kinh khủng. Nếu chỉ dựa vào một huyện nghèo nàn như huyện Ngư Dương để mà sửa con đường cần chi phí ước tính khoảng hơn chục triệu nhân dân tệ này thì quả là chuyện không tưởng.

Chính phủ những nhiệm kỳ trước không phải là chưa từng làm gì, chủ yếu là không có tiền thì cũng chẳng có biện pháp gì. Vì vậy cuối cùng thì chỗ này đào một tí, chỗ kia bới một tí. Mười năm nay mỗi năm sửa lắt nhắt một ít, nên chẳng có chút tiến triển nào.

Chính quyền huyện Ngư Dương lúc ấy đã có kế hoạch di rời toàn bộ nhân dân ở đập Thiên Thủy đến thị trấn Lâm Tuyền để lập một thôn mới. Nhưng tính đi tính lại thì đập Thiên Thủy cũng không phải là thôn nhỏ, toàn bộ cũng phải có đến hơn chục ngàn nhân khẩu, với mấy ngàn hộ.

Nếu như tiền hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình là ba mươi ngàn tệ thì cũng phải cần đến vài chục triệu. Con số này suýt nữa thì làm cho mấy vị Ủy viên Đảng ủy lúc bấy giờ phải lên cơn sốt rét. Hơn nữa nhiều vấn đề lớn khác như việc bố trí chỗ ở, ruộng đất… đã khiến cho các cuộc họp thường vụ huyện ủy về sau không còn dám đề cập đến chuyện di dời thôn Đập Thiên Thủy nữa.

Tuy nhiên Đập Thiên Thủy còn là một vùng đất cách mạng, mấy vị lãnh đạo huyện cũng không dám xóa bỏ nó. Bởi vì trong thời kỳ trước giải phóng, Đập Thiên Thủy từng là nơi mấy vị tướng ẩn nấp, đánh du kích với quân Quốc Dân Đảng, tiêu diệt bọn thổ phỉ. Bây giờ người ta chưa chắc còn nhớ đến Đập Thiên Thủy.


DMCA.com Protection Status