Loài Chim Không Chân

Chương 7




Sau khi hai đứa về lại Bắc Kinh, Giải Phóng vẫn giống như trước, cả ngày ở nhà Ái Quân.
Lần giao lưu này về, tâm tính hắn dường như thu lại không ít, không chơi bời với nhóm bạn kia, cũng chẳng đi tán gái trên phố nữa.
Hắn cũng không đi học nữa, trường học đã loạn như nồi lẩu thập cẩm từ lâu, các giáo viên đều bị đánh đập, bị cạo đầu âm dương (*), trong đó còn có giáo viên mà Ái Quân thích nhất.

Ái Quân vẫn luôn là học sinh giỏi nghiêm túc, tình hình trường học hiện nay khiến cậu cực kỳ thất vọng.

Có lúc Giải Phóng sẽ dẫn cậu đến trường cấp hai khác đọc đại tự báo (**), đâu đâu cũng là một đám người hỗn loạn, đâu đâu cũng có làn sóng phản đối tầng lớp trí thức.

Trong trường cấp hai bấy giờ có thể nói là nhân tài ẩn dật, có không ít các giao viên học thức cao, và còn không ít người trở về từ nước ngoài hay có người thân ở nước ngoài, họ đều là những đối tượng chịu công kích nặng nề nhất.
Đầu âm dương

Đại tự báo
Đại tự báo cũng xem đến phát chán, Giải Phóng và Ái Quân bắt đầu làm tổ ở nhà cả ngày.

Hai tên nhóc mới lớn được mẹ Tưởng chiều lên tận trời, chai dầu trong nhà đổ cũng không biết dựng lên, không có việc gì nằm ì trên giường tán dóc.
Giải Phóng thấy Ái Quân không nói gì hồi lâu, mơ màng như sắp ngủ.

Một con hổ dữ bỗng vồ vập vào cậu, Ái Quân bị đè đến mức kêu oai oái, giơ chân ra đạp hắn một phát.
Giải Phóng lười biếng nằm trên người cậu, cười hỏi: “Sao mà cả ngày cứ lầm lầm lì lì thế?”
Ái Quân đẩy cái tên nặng như ngọn núi nhỏ trên người ra: “Chẳng sao hết, anh mau xuống đi, nặng chết đi được.”
Giải Phóng đột nhiên đổi sang vẻ mặt gian xảo, ghé sát lại gần Ái Quân, cẩn thận nhìn cậu hồi lâu.

Ái Quân bị hắn nhìn đến mức phát sợ, tức giận hỏi: “Anh làm gì đấy?”
Giải Phóng thấp giọng bảo: “Em đó, không lẽ tương tư rồi à?”
Hơi nóng từ miệng hắn truyền vào tai Ái Quân, ngứa nhộn nhạo, khiến tim Ái Quân như mất không chế mà đập loạn xa, tựa sắp nhảy ra khỏi lồng ngực.

Đầu óc Ái Quân loạn cào cào, giơ tay không nghĩ ngợi gì mà đập một cái lên mặt Giải Phóng: “Anh cút đi!”
Giải Phóng bị đánh cho ngây người mất mấy giây, rồi hung hăng túm cổ tay Ái Quân đè lên gối: “Tên nhóc được lắm, dám đánh anh em à? Anh còn không trị được em chắc?”
Nói đoạn, hắn rướn nửa người dậy, bẻ hai tay Ái Quân về sau rồi dùng một tay giữ, tay còn lại sờ vào eo Ái Quân.
Từ nhỏ chỗ này của Ái Quân đã không thể chạm vào, hễ chạm vào thì người cậu sẽ mềm oặt ra, uốn éo tìm chỗ có thể trốn, tựa như chú rùa nhỏ bị đứa trẻ nghịch ngợm nô đùa, vui muốn chết luôn, và đó cũng là trò mà Giải Phóng thích chơi với cậu nhất.
Quả nhiên vẫn giống như trước kia, Ái Quân vùi đầu vào gối, uốn mình như con tôm.

Giải Phóng đắc ý bẻ tay cậu: “Đọ sức với anh à, hả?”
Nhưng lần này lại không quá giống khi trước, Ái Quân sống chết cũng không chịu duỗi người ra, ngón tay bị Giải Phóng bẻ đến đỏ bừng cả lên nhưng cậu vẫn không quay lại.
Giải Phóng hơi rén rồi, bởi sự ương bướng của tên nhóc chết tiệt này hắn đã từng lĩnh giáo qua.
Giải Phóng nằm trên vai Ái Quân, nhẹ nhàng gọi cậu: “Ái Quân, Ái Quân.

Này, Tưởng Ái Quân.

Này, em…em sao vậy? Anh làm em đau à? Bị đau thật hả?”
Ái Quân lắc đầu, qua một lát sau, hơi thở của cậu mới dịu lại.
Cuối cùng Giải Phóng cũng xoay người cậu lại, cúi đầu nhìn đôi mắt đen láy của cậu.
Đôi mắt của Ái Quân khi trưởng thành không còn giống con nòng nọc như lúc nhỏ nữa, mà từa tựa hình quả hạnh.

Hai tròng mắt đen kịt một màu, nhìn lâu sẽ khiến con người ta có cảm giác choáng váng, tựa như bên trong đó thứ gì cũng có, rồi khi cẩn thận nhìn lại, lại chẳng có thứ gì.
Giải Phóng không chịu nổi nhất là nhìn Ái Quân thế này, hắn mềm giọng nói: “Tới nữa rồi tới nữa rồi, làm sao mà lại trưng cái điệu này ra? Vô duyên vô cớ ăn một bạt tai là anh mà.”
Ái Quân đưa tay, nhẹ nhàng đặt lên má Giải Phóng ở nơi bị đánh ấy, nửa giây sau đổi sang thô bạo chà sát chỗ đó hai hồi.
Giải Phóng cười như điên.
Cười mệt rồi, hắn nằm xuống cạnh Ái Quân, thân mật dùng vai đụng vào Ái Quân: “Này, nói em nghe một tin giật gân.”
Ái Quân không để tâm hừ một tiếng: “Có tin nào của anh mà không giật gân? Có gì thì nói, có rắm thì đánh đi!”
Giải Phóng xoay người, dùng sức nhéo tai Ái Quân: “Tin này em nghe xong chắc chắn sẽ rất vui! Anh nghe bố nói, sắp tuyển binh rồi!”
Ái Quân đột ngột mơ to đôi mắt vẫn luôn khép hờ: “Thật ư?”
Giải Phóng nhoẻn miệng: “Xem xem, anh đã nói là giật gân mà.

Tất nhiên là thật.

Đến lúc đó chúng mình đi báo danh, bảo bố anh sắp xếp cho anh em mình nhập ngũ ở cùng một chỗ.


Anh nói em nghe, trong quân đội có rất nhiều nữ binh xinh đẹp, tới khi ấy anh em ta cùng nhau đi tán tỉnh họ.”
Ái Quân nhìn Giải Phóng một cái, không nói gì.
Tin tức này vẫn là khiến người ta vui vẻ, những thanh thiếu niên của thời đại ấy nào có ai không muốn khoác lên mình bộ quân phục màu xanh.

Nghĩ tới có thể nhập ngũ cùng Giải Phóng, cùng nhau trải qua nhiều thật nhiều ngày tháng về sau, Ái Quân liền tạm gạt nỗi bi thương không rõ trong lòng kia sang một bên, vui vẻ ôm vai Giải Phóng, cả hai lại bắt đầu lăn lộn trên giường như hồi còn nhỏ.
Cảnh tượng trước mắt như bị đảo lộn, trong khung cảnh mơ hồ mà hỗn loạn ấy, có một ý niệm ngày càng rõ nét, ngày càng nồng đậm hơn trong lòng Ái Quân: cả một đời, cứ như vậy trải qua cả một đời thì tốt biết bao.
Thế nhưng, vận mệnh nào có đi theo ý nguyện của hai đứa trẻ này.
Nhờ vào mối quan hệ của bố, Giải Phóng thuận lợi nhập ngũ.
Còn Ái Quân thì không.
Cùng thời điểm với tuyển binh, phong trào Tiến về Nông thôn cũng bắt đầu dấy lên mạnh mẽ từ trung tâm Trung Quốc – Bắc Kinh.
Nghe ngoài đường người ta nói, Ái Quân phải về nông thôn tham gia đội sản xuất.

(*)
Chú thích
Làm lính là nghe lời chủ tịch Mao, về nông thôn tăng gia sản xuất lẽ nào không phải là nghe lời chủ tịch Mao ư?
Giải Phóng cãi cọ với bố nửa ngày, nhưng bố vẫn kiên quyết không đồng ý mở cửa sau cho Ái Quân.
Phong trào Tiến về Nông thôn vừa mới bắt đầu, ở thời điểm mấu chốt này, ai dám phá đám?
Giải Phóng một lần nữa trở mặt với bố mình, vẫn là mẹ Tưởng đưa Giải Phóng đang tức giận đùng đùng, còn mấy ngày nữa là đi mà vẫn không chịu về nhà về.
Mẹ Tưởng cười nói với bố mẹ Giải Phóng: “Bác đừng nghe lời thằng nhóc Giải Phóng này, chính sách của nhà nước, chủ tịch Mao kêu gọi, chúng ta không thực hiện sao được? Thằng bé Giải Phóng, từ nhỏ đã ở cùng Ái Quân nên quen rồi, không nỡ rời nhau nên mới làm loạn lên, qua một thời gian là ổn ấy mà.”
Bố mẹ Giải Phóng vô cùng cảm động trước sự thấu tình đạt lý của mẹ Tưởng, muốn giữ mẹ Tưởng ở lại ăn cơm, gọi cả Ái Quân qua nữa.
Mẹ Tưởng bảo: “Thôi bác ạ, cách ngày tụi nó đi vẫn còn hai hôm nữa, hôm khác em bảo nó qua ăn với bố mẹ nuôi bữa cơm tạm biệt.

Hôm nay em phải về đã, thằng nhóc nhà em trong lòng cũng buồn lắm, em phải khuyên nhủ nó chút, đúng thật là”, bà xoa xoa đầu Giải Phóng, “càng lớn lại càng trẻ con.”
Giải Phóng hồn treo cành cây và hết bát cơm rồi chạy qua nhà Ái Quân.
Ái Quân đang giúp mẹ thu dọn bàn ăn, xem ra cũng mới ăn xong.

Nhìn thấy Giải Phóng, ngược lại lại là đứa trẻ đang thất vọng đến cực điểm này ngẩng đầu lên, cười với Giải Phóng trước.
Nụ cười ấy khiến Giải Phóng không chịu được nữa, những giọt nước mắt nóng hổi dâng đầy nơi khóe mắt.

Hắn ra sức trừng mắt, cố không để những giọt lệ tràn ra, nhịn đến mức vất vả, trán nhăn tít lại như ông cụ già.

Ái Quân nhìn hắn, lại bật cười.
“Khi nào thì anh được mặc quân phục?” Ái Quân hỏi Giải Phóng.
“Chắc hai hôm nữa.

Trước khi đi chắc chắn sẽ phát.”
“Quân phục phát lần này không có phù hiệu với huy hiệu trên mũ đúng không?”
“Ừ!” Giải Phóng khịt khịt mũi, “Phải thử thách một thời gian mới phát, nghe nói cũng có người bị trả về địa phương.”
Ái Quân đột nhiên nghiêm nghị kéo mặt Giải Phóng qua, nói với hắn: “Anh nhớ kỹ cho em, anh phải biểu hiện thật tốt, phải được đeo phù hiệu huy hiệu, nghe rõ chưa? Anh mà làm loạn gây chuyện thị phi, có tin em không nhìn mặt anh cả đời không?”
“Anh tin.

Anh sẽ biểu hiện tốt, em yên tâm.” Giải Phóng nói.
Ái Quân ngồi xổm xuống trước mặt Giải Phóng, lại lộ ra nụ cười: “Anh à, anh phải cố gắng lên, làm tốt phần của cả hai đứa mình luôn.

Sau này làm một đại tướng quân.”
Giải Phóng kéo Ái Quân dậy, cùng ngồi lên giường: “Em thì sao? Khi nào đi?”
“Chắc cũng hai hôm nữa.

Mẹ đang thu dọn đồ đạc cho em.”
“Em đi cùng đám thằng Từ Viện Triều à?”
“Ừm.”
“Anh không ở đó, liệu tụi nó có đến kiếm chuyện với em không?”
“Không đâu.”
“Nó mà dám, em cứ viết thư nói với anh, anh vác súng qua bắn nó.”
“Ha ha ha.” Ái Quân tựa vào vai Giải Phóng cười.
Có thứ gì đó nóng hổi rơi xuống, tí tách trên tấm lưng ngày một rộng của Giải Phóng.

Nước mắt của Ái Quân, vẫn luôn chỉ rơi tại nơi mà Giải Phóng không nhìn thấy được.
Nhưng từ trước đến giờ, thật ra Giải Phóng đều biết.
Giải Phóng cảm thấy người anh em như ruột thịt gắn bó với mình từ nhỏ này, sâu dưới đáy lòng cậu ấy tựa như có một góc nhỏ đang ẩn chứa thứ gì đó mà hắn không thể chạm tới.

Hắn rất muốn đi vào đó xem nơi ấy rốt cuộc đang cất giấu thứ gì, nhưng hắn lại không dám.

Nỗi sợ xa la ấy cứ lởn vởn trong lòng hắn, cứ như chỉ cần bước vào góc nhỏ ấy thì sẽ có thứ gì đó bị phá vỡ, sẽ chẳng thể vãn hồi.
Mà lúc này đây, hắn cũng chẳng có thời gian phân tâm nghĩ đến những chuyện này.

Cõi lòng hắn bị hai chữ ‘không nỡ’ lấp đầy, đau đớn.
16.
Giải Phóng và Ái Quân rời Bắc Kinh cùng một ngày.
Nhưng hướng đi thì không giống nhau.
Giải Phóng mặc quân phục mới tinh, nổi bần bật giữa một đám thiếu niên, hắn cao lớn rắn rỏi, khí thế phi phàm.
Ái Quân mặc một bộ quân phục đã ố vàng, lưng đeo hành lý chăn bông nặng trịch, tay xách một chiếc túi lưới, bên trong có phích nước làm bằng vỏ tre, một đôi giày vải mới, và còn một hũ tương mẹ mới làm.

Trong hành lý của Giải Phóng cũng có một hũ y hệt.
Ga xe lửa người đông như nêm, xe lửa đón tân bình và đoàn khai hoang đều dừng ở ga.
Kẻ đi, người tiễn bịn rịn chia tay: có nói, có cười, có khóc, có hát ca, có hô hào khẩu hiệu, tràn đầy niềm tự hào.

Những thứ ấy lấp đầy mọi ngóc ngách của nhà ga rộng lớn, tựa như một đám cháy sục sôi ồn ã, không khí nóng bỏng phản chiếu bầu trời thành một màu đỏ sẫm.

Cái cảnh tượng xưa nay hiếm này, mấy mươi năm sau vẫn hiện lên rõ nét trong lòng của những người từng trải qua.
Ái Quân một mạch tiễn Giải Phóng lên xe lửa của tân binh, cậu bị cuốn vào đoàn người tiễn đưa, lắc lư chao đảo đứng không vững, khiến Giải Phóng đã lên xe gấp gáp đến mức suýt nữa đã nhảy xuống.

Hắn không ngừng vẫy tay, hét lớn với Ái Quân: “Đi đi! Đi mau! Xe lửa của em cũng sắp chạy rồi!”
Ái Quân cố chấp không đi, vẫn trôi nổi trong dòng người tựa con thuyền không cách nào cập bến.

Bóng dáng cậu khi ấy hiện lên đặc biệt cô đơn giữa đám đông cuộn trào.
Giải Phóng nôn nóng tới mức đổ mồ hôi đầy đầu, hét đến lạc cả giọng: “Viết thư cho anh! Ái Quân, đi mau.

Đi mau, Ái Quân!”
Ái Quân gần như bị dòng người xung quanh đẩy lên.

Cũng tốt, hắn nghĩ, đẩy cao lên xíu nữa đi để hắn nhìn tên nhóc chết tiệt kia rõ hơn chút đỉnh.
Ái Quân dùng hết sức lực nhìn Giải Phóng thêm vài cái, đoạn ra sức quay người chen ra khỏi đám đông, đi về hướng xe lửa của mình.
Cuối cùng hai chiếc xe lửa chầm chậm rời ga, một chiếc đi về phía nam đến Quý Châu, trên xe là một nhóm lính trẻ.
Chiếc còn lại chở đám thanh niên khai hoang hướng về Thiểm Tây.
Hai đoàn xe lửa lướt qua nhau.
Giây phút này, Giải Phóng và Ái Quân chẳng hề rơi lệ, bởi trong lòng họ vẫn có một niềm hy vọng sâu sắc rằng sẽ sớm gặp lại nhau.
Họ không hề biết, lần từ biệt này là đằng đẵng bốn năm.
Ái Quân cùng nhóm thanh niên có học Bắc Kinh được điều đến một thôn nhỏ miền núi gần huyện Tĩnh Biên, gọi là thôn Khuê Thạch.
Xuống xe lửa, cát vàng ngập trời đất đặc trưng của Tây Bắc ùa thẳng vào thẳng, Ái Quân bị sặc đầy một miệng cát.

Cậu di chuyển đôi chân đã ngồi xe lửa đến tê cứng cả lại, nghĩ ngợi Giải Phóng nơi phương xa chẳng biết đã đến đích chưa.

Nghe nói Quý Châu cực kỳ ẩm ướt, cả ngày cũng chẳng thấy mặt trời, không biết tên chết tiệt ấy có thích ứng được không.
Thôn mà đám Ái Quân tham gia sản xuất cách ga xe lửa khá xa, cả nhóm sáu nam năm nữ ngồi trên chiếc xe buýt đường dài cũ nát vô cùng, lắc lư trong cát vàng ngập trời hơn năm tiếng mới đến một thị trấn nhỏ.

Ai nấy đều tưởng rằng đây là đích đến, nào ngờ đã có một chiếc xe lớn đang đợi họ từ sớm.

Lúc này họ mới biết, muốn đến thôn nhỏ tên Khuê Thạch đi thì còn phải ngồi xe hơn nửa ngày nữa.
Lái xe là một người đàn ông Thiểm Tây điển hình mặt mũi hung dữ, đầu quấn khăn trắng, chỉ là khăn đó đã thành màu xám đen rồi.


Đó là một người đàn ông vô cùng kiệm lời, cả một đường hầu như không nói gì, dù đám thanh niên hỏi gì thì anh ta cũng chỉ dùng những câu đơn giản nhất trả lời, hơn nữa nhóm Ái Quân cũng không quá hiểu giọng địa phương nồng đậm của anh ta.

Anh ta cũng chẳng lớn tiếng mà hát điệu tín thiên du (*) như đám thanh niên tưởng tượng.

Lưng anh này hơi gù, cả người trông nặng nề khó tả, như thể phải chịu sức nặng của vật gì đó mà không thể đứng thẳng.

Những ngày tháng về sau, khi Ái Quân biết được anh ta chỉ mới 35 tuổi đã rất ngạc nhiên, bởi theo đám Ái Quân thì người này trông như một ông cụ.
Điệu tín thiên du
Khi họ cuối cùng cũng đến thôn thì trời đã tối hẳn.
Trưởng thôn ra đón họ, nói rằng tiệc chào đón sẽ được tổ chức vào ngày mai, hôm nay đã muộn rồi nên mời mọi người vào nhà hầm (*) nghỉ ngơi trước rồi tính sau.
Nhà hầm
Hai căn nhà hầm ngày khiến đám thanh niên tri thức phải kinh ngạc một phen.
Bức tường rách nát, bên trên còn có vết nứt dài đến tận chân tường.

Cửa chính cùng cửa sổ mục nát căn bản chẳng thể chắn được gió lạnh thấu xương trong đêm thu Tây Bắc, thế này mùa đông đến thì phải làm sao đây?
Căn nhà hầm nhóm Ái Quân ở xem như là ký túc xá nam, đối diện cửa là một chiếc giường đất chiếm quá nửa diện tích căn phòng, giường đã sụp mất một góc, bên trên phủ một lớp đất dày.
Đám thanh niên nhìn nhau bất lực, ai nấy đều đứng im không động.
Trưởng thôn rõ ràng cũng hơi ngại, bước lên giải thích: “Vốn tôi muốn gọi người đến thu dọn một chút, mà mãi vẫn không có thời gian nên chỉ đành phiền các cậu chịu khó tý vậy.

Các cậu nghe theo lời chủ tịch Mao mà đến chỗ chúng tôi, đã là lời của chủ tịch Mao thì chúng ta nhất định phải nghe.

Nhưng mà thôn Khuê Thạch chúng tôi ấy à, thật sự là khó khăn.

Đất chật người đông, lương thức trước giờ đều không đủ ăn, các nhà khác cũng đều thế này cả, cũng chẳng có tiền dư để mà đi sửa.”
Đám Ái Quân hiểu ra rồi, từ nay về sau, tất cả đều phải dựa vào bản thân mình.
Tối hôm ấy, mấy người miễn cưỡng vực dậy tinh thần, dùng dây thừng buộc lại cánh cửa lung lay sắp đổ, chặn những ô cửa sổ hở bằng quần áo cũ, bởi vì giờ phút này tìm cả thôn cũng chẳng ra một tờ báo, mà lương thực thì không đủ ăn, càng không có ai nỡ lấy ra làm hồ dán.

Họ lại quét sạch bụi đất trên giường, trải chăn chiếu mang theo lên, mỗi người chiếm một góc, đặt lưng xuống cái là ngủ ngay.
Sau cơn mệt mỏi cực độ, đầu óc mệt nhoài như phủ tấm lưới đen.

Chẳng mấy chốc, trong nhà hầm vang lên tiếng ngáy của các cậu trai hết đợt này đến đợt khác.
Ái Quân lại chẳng thể ngủ được, người thì mệt lử, mắt khô đến mức chớp mắt thôi cũng đau nhưng lại không tài nào chợp mắt.
Ái Quân nào có phải đứa trẻ sợ khổ cực, thứ khiến cậu không thể quen được, đó là cạnh bên thiếu đi một người.
Giả như Giải Phóng cũng ở đây, thì có khổ hơn thế này, Ái Quân cũng bằng lòng chịu đựng.
Giải Phóng ơi Giải Phóng.
Ái Quân khe khẽ ngồi dậy, đốt ngọn nến cậu mang theo rồi men theo ánh nến như hạt đậu lấy giấy, bút và phong thư ra.
Đây là khi trước ra phố mua cùng Giải Phóng.
Tên nhóc thô kệch Giải Phóng ấy, lần này lại tỉ mỉ đến lạ.
Mua giấy bút xong còn không quên mua thêm hai lọ mực, gói chung lại rồi nhét vào nơi sâu nhất trong hành lý của hai đứa.
Nhớ lại bộ dạng tức giận bừng bùng lúc nhét đồ vào hành lý của Giải Phóng, tựa như ai đó nợ của hắn hai trăm đồng vậy, Ái Quân bất giác nở nụ cười trong bóng tối.
Giải Phóng ấy à, tiểu tử này vẫn canh cánh trong lòng chuyện ba hắn không ra mặt giúp mình nhập ngũ đây.
Ái Quân trải giấy ra, mở nắp bút.
Nhưng bỗng dưng nửa chữ cũng chẳng thể viết ra.
Ngập tràn tâm can chỉ có một câu: Em thật sự nhớ anh.
Thế nhưng một câu này, năm chữ đơn giản thôi mà lại nặng nề siết bao, trang giấy mỏng tang kia sao mà chịu nổi.

Hơn nữa, liệu Giải Phóng có bị năm từ này dọa sợ không?
Giải Phóng xem mình như anh em ruột thịt, có điều, sợ cũng đến vậy mà thôi.
Ái Quân thổi tắt nến, quay trở lại giường.

Trong bóng tối, cậu vo tròn mảnh giấy trắng, nó rúm ró nhàu nhĩ tựa như chính tâm trạng của cậu vậy.
Thư của Ái Quân không viết xong, còn thư của Giải Phóng một tháng sau đã đến rồi.
17.
Thư của Giải Phóng được đựng trong một phong thư màu vàng, ở góc bì thư còn có ngữ lục, rất là dày dặn.

Ấy là trước ngày đi họ cùng nhau dạo phố mua được.

Giải Phóng bảo loại phong thư này chắn chắn, có vận chuyển bao lâu đi nữa cũng không bị hư hại.
Trên bì thừ là dòng chữ cẩu thả thò đầu hở đuôi của Giải Phóng, cứ như chữ nào chữ nấy sắp nhảy ra khỏi mảnh giấy be bé ấy.

Nhìn thấy nó, làm Ái Quân nhớ tới dáng vẻ nhe nanh múa vuốt của hắn.
Ái Quân cầm bức thư, đột nhiên không nỡ xé mở ra đọc.

Thời gian dài một chút thì niềm vui khi nhận được thư có thế dài hơn, lâu hơn chút đỉnh.
Cậu lật qua lật lại lá thư mà xem, xem mãi xem hoài rồi bật cười.


Miệng phong thư phía sau có một dấu ngón cái dầu mỡ mờ mờ.

Tiểu tử này, chắc chắn là ăn cơm xong không rửa, tay đầy dầu mỡ đã cầm lấy phong thư.
Giơ lên mà soi dưới mặt trời, có thể lờ mờ nhìn thấy lá thư bên trong được tùy ý gấp lại làm đôi.
Ái Quân giữ lá thư bên người, cho đến khi việc đồng áng đã xong xuôi, về tới căn nhà hầm cũ nát mới lấy ra.
Phong thư được ủ ấm nên đã mềm hơi chút.
Ái Quân ngồi trên giường mở thư ra xem, cơm cũng chẳng màng ăn.

Do lúc xe gấp quá nên một góc lá thư bị hỏng nhẹ.
Nhóc chết tiệt, nhóc thối, nhóc cứng đầu Ái Quân!:
Mở đầu lá thư ghi vậy.
Tiếp đó là một loạt câu chất vấn: Sao không viết thư cho anh? Chẳng phải đã nói rồi sao, dám nuốt lời với anh em à? Xem về Bắc Kinh anh có hành chết em không!
Anh đợi thư của em đằng đẵng mười ngày, anh đắc tội gì em à? Ông nội nhà em! Nửa chữ cũng chẳng thấy đâu!
Bỗng dưng, khẩu khí của Giải Phóng trong thư mềm lại:
Được, em không viết cho anh, thì anh viết cho em trước.
Thế nên trong thư Giải Phóng kể với Ái Quân chuyện huấn luyện của hắn; kể về đại đội trưởng có gương mặt Bao Công; kể về chuyện bẽ mặt của Trần Đại Quân nhập ngũ cùng hắn; kể ngày nghỉ hiếm có bọn hắn giả bệnh thế nào, chạy đến trạm xá quấy rầy đòi cô y tá nhỏ đo huyết áp nhiệt độ ra sao; kể về chuyện ăn uống trong quân đội; kể về những con lợn nuôi tăng gia.
Viết lan man bốn trang giấy, mắc vô số lỗi chính tả.
Lại hỏi: Em thế nào? Ăn uống có tốt không? Ngủ có đủ ấm không? Có ai bắt nạt em không? Trong thôn có cô gái xinh đẹp nào không?
Cuối thư, Giải Phóng viết: Bà nội nó, anh thật sự nhớ em!
Mấy chữ này dày dặn lạ thường, in xuống cả mặt sau trang giấy.
Mắt Ái Quân trong chốc lát nhòe đi, rồi lại bật cười.
Phì! Cậu cười với lá thư, bà nội nó!
Từ Viện Triều ở bên gọi: “Nấu cơm đi!”
Mấy thằng con trai thương lượng với nhau sẽ thay phiên nấu cơm, hôm nay đến lượt cậu.
Từ Viện Triều hỏi: “Thư của ai đấy? Úc Giải Phóng?”
Ái Quân gật đầu rồi nhảy xuống giường, không nói thêm gì.
Cậu biết, chuyện Giải Phóng nhập ngũ là một chủ đề.

không mấy dễ chịu với Từ Viện Triều
Nếu bố hắn không bỗng nhiên trở thành kẻ phản đồ, thì hắn cũng sẽ mặc lên bộ quân phục ấy.

Nhưng chạy vạy ở Bắc Kinh hồi lâu, hắn vẫn đành chịu về nông thôn sản xuất cùng đám Ái Quân.
Giải Phóng ăn vội ăn vàng, trải giấy viết thư ra bắt đầu trả lời Giải Phóng.
Giải Phóng.
Cậu mở đầu như vậy.
Thật ra cậu rất ít khi gọi hắn một cách nghiêm túc thế này.
Khi còn cậu gọi hắn là anh, lớn rồi đến tên hắn cũng ít gọi.

Hắn là một sự tồn tại đặc biệt bên cạnh cậu, đặc biệt đến nỗi chẳng cần lên tiếng cậu cũng biết chính xác hắn đang ở bên; đặc biệt đến nỗi, chỉ cần một từ này, cũng biết được chính xác là hắn mà chẳng phải ai khác.
Nhưng trên thư, Ái Quân bắt đầu gọi hắn: Giải Phóng, Giải Phóng.
Cậu nói hắn nghe mình đang ở trong nhà hầm, giống nơi mà chủ tịch Mao từng sống khi ông ở Diên An.
Cậu nói với hắn, đi về phía đông thôn chừng năm cây số có một con sông lớn, nước sông màu vàng đục ngầu, nhưng không phải Hoàng Hà, mà là sông Vô Định.
Cậu kể trong thôn ngày nào cũng có người hát điệu tín thiên du, cậu kể người ở đây gọi vợ là bà nhà.
Các cô trong thôn trông cũng được, vóc dáng cũng to.

Cậu bảo cậu ăn tốt ngủ ấm.
Đây là nói thật, nhưng cũng không phải toàn bộ câu chuyện.

Ái Quân không muốn nói cho hắn biết, trưởng thôn bí mật trừ khẩu phần ăn của họ, chỉ đưa một nửa nên sắp ăn hết rồi.

Qua mấy hôm nữa là vào đông, họ sắp không còn cơm mà ăn rồi.

Nhà hầm tuy đã sửa lại một chút, nhưng vẫn rất lạnh.

Đến củi cũng chẳng có mà đốt, giường đất lạnh như băng.

Nhà nào trong thôn cũng vậy cả, ai nấy đều sống khổ sống sở, chẳng ai còn sức hát điệu tín thiên du nữa.

Mọi người đều chuẩn bị sẵn tinh thần một thi hết lương thực thì sẽ đi xin ăn, muốn các thanh niên tri thức cũng đi cùng.
Ái Quân nghĩ, không thể để cho Ái Quân biết mình sắp phải đi xin ăn.
Nhỡ đâu tiểu tử đó máu dồn lên não, lại làm ra chuyện gì cũng chưa biết chừng.

Cuối thư, Ái Quân viết: Em cũng nhớ anh.
Nhìn đi nhìn lại, cuối cùng thêm một dòng chữ: Bà nội nó, em thật sự cũng nhớ anh.
Hôm sau là ngày nghỉ ngơi, Ái Quân đi bộ mười mấy cây số vào trong thị trấn gửi thử..




DMCA.com Protection Status